15/4/16

Đây là giải pháp chống ngập tốt nhất cho Tp. Hồ Chí Minh cho tới thời điểm này

Một mùa mưa nữa lại đang đến rất gần và cùng với ảnh hưởng của tình hình chung trái đất đang ấm dần lên khí hậu biến đổi làm cho mưa lũ, triều cường ở TP HCM có những diễn biến bất thường không lường trước được. Bao giờ người dân Tp. Hồ Chí Minh hết cảnh ngập lụt là câu hỏi lớn không dễ trả lời trong một sớm một chiều được.

kenh-tau-hu-tphcm

Với địa hình trũng hướng ra biển, lại cao thấp không đều, 60% diện tích đất của TP HCM có cốt thấp, cao trình thấp dưới 2m, những vùng trũng thấp có cao trình từ 0 - 0,5m là những vùng ngập triều thường xuyên.

Cốt chung của TP rất thấp, và giải pháp nâng cốt nền TP là điều không thể. Nâng cốt đường lên thì nước chảy vào nhà, nhà ngập lại nâng cốt nhà lên thì nước lại chảy ra đường. Nước ngập chảy dồn về nơi thấp hơn làm hẻm thành suối, đường thành sông và nhà nơi đó thành ao hồ.
Là đô thị năng động nhất cả nước, tốc độ đô thị hóa ở TP HCM tăng chóng mặt, nhà cao tầng và các công trình hạ tầng được xây dựng đã khiến nhiều diện tích ao hồ, kênh rạch tự nhiên bị san lấp. Đất nền khá yếu nên cũng chính tốc độ đô thị hóa nhanh, tăng chất tải đang làm cho TP HCM bị lún 1-2cm mỗi năm.
Ông Nguyễn Lân, Tổng Thư ký Hiệp Hội các đô thị Việt Nam cho rằng, TP HCM cần có các giải pháp tăng lưu lượng thoát nước thông qua tăng tiết diện của hệ thống thoát nước, tính toán lại mực nước thiết kế, mở rộng và nâng cấp hệ thống thoát nước thải toàn thành phố, đồng thời nạo vét sông, kênh rạch nhằm tăng dung tích trữ nước.
Cũng theo ông Lân, biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng, là nước ven biển có đường bờ biển dài hơn 3.000km thì Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng cần có những giải pháp thích ứng tốt hơn là đối phó với biến đổi khí hậu.
Xây dựng hồ lớn chứa nước ngọt, xây dựng hầm chống ngập để điều tiết là giải pháp lâu dài TP HCM cần phải làm chứ xây dựng hệ thống đê bao quanh TP dài hàng ngàn kilômét với móng sâu 20m là tốn kém, khó khả thi, yếu tố địa chất cũng không đảm bảo.
Nhiều nước trên thế giới cũng đã sử dụng hầm chống ngập lụt rất hiệu quả. Tiêu biểu là Nhật Bản, Malaysia, Singapore… Để chống ngập, thành phố Tokyo (Nhật Bản) sử dụng giải pháp xây dựng một bể điều tiết nước lũ dưới lòng đất (đặt tên là sông Kanda) với kinh phí xây dựng 101 tỉ yên (khoảng 839 triệu USD). Khả năng dự trữ lên đến 540.000m3 nước. Công trình được xây dựng đã đem lại hiệu quả chống ngập lụt đáng kể cho TP. Bể nước ngầm hoạt động hiệu quả trong mùa mưa.
Singapore xây dựng thành phố Công viên và Nước. Hệ thống kênh này cùng với mạng lưới cống rãnh dài tổng cộng 7.000km đã giúp Singapore xử lý được tình trạng ngập lụt do triều cường và trời mưa lớn.
Còn thủ đô Malaysia thì xây dựng hầm Smart dài 9,7km, vừa là hầm đường bộ khi khô vừa là hầm chứa nước mưa khi mưa lụt. Hầm Smart có 2 phần chính là đường hầm thoát nước mưa và đường hầm cao tốc dành cho xe cộ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét